Bộ Tài chính đề xuất hai phương án để quản lý xuất khẩu khẩu trang y tế

Chủ trương cho xuất khẩu mặt hàng khẩu trang y tế, "không để lỡ thời cơ" khi nhu cầu khẩu trang y tế, các thiết bị phòng dịch tại một số quốc gia, khu vực rất lớn đang được được Bộ Y tế hiện thực hóa. Góp ý vào dự thảo tờ trình Chính phủ của Bộ Y tế, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án để vừa đảm bảo cung ứng khẩu trang dự trữ phục vụ trong nước song vẫn tận dụng được thời cơ.
 
Cụ thể, theo Bộ Tài chính tại dự thảo sửa đổi Nghị quyết số 20/NQ-CP thì doanh nghiệp được phép xuất khẩu khẩu trang y tế khi đã bán hoặc hỗ trợ cơ sở y tế trong nước số lượng tối thiểu bằng 20% số lượng ghi trên tờ khai xuất khẩu và phải đáp ứng điều kiện: Phải trúng thầu và có hợp đồng mua bán với cơ sở y tế hoặc phải có thỏa thuận hỗ trợ khẩu trang y tế giữa doanh nghiệp và cơ sở y tế.
Như vậy, việc thực hiện quy định này sẽ phát sinh một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Để được xuất khẩu mặt hàng khẩu trang y tế, doanh nghiệp sẽ phải tham gia đấu thầu hoặc thỏa thuận hỗ trợ với các cơ sở y tế. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp dệt may chuyển sang may khẩu trang y tế, tạo việc làm cho công nhân nhưng chưa tham gia đấu thầu hoặc thỏa thuận cung cấp cho các cơ sở y tế trong nước. Doanh nghiệp sẽ mất một khoảng thời gian để đáp ứng điều kiện nêu trên, điều này không phù hợp với việc tận dụng thời cơ sản xuất, xuất khẩu khẩu trang y tế theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó theo Luật Hải quan thì doanh nghiệp có thể mở một hoặc nhiều tờ khai tại một hoặc nhiều chi cục hải quan khác nhau. Doanh nghiệp chỉ cần một trong các chứng từ theo quy định tại điểm 2 của dự thảo sửa đổi Nghị quyết thì có thể được thực hiện xuất khẩu khẩu trang y tế tại nhiều chi cục hải quan khác nhau, dẫn đến cơ quan Hải quan không thể theo dõi được số lượng khẩu trang y tế xuất khẩu theo quy định trên.
Từ những khó khăn vướng mắc nêu trên, để đảm bảo cung ứng khẩu trang y tế phục vụ cho dự trữ và sử dụng trong nước song vẫn tận dụng được thời cơ xuất khẩu khẩu trang y tế của doanh nghiệp trong nước, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế lựa chọn phương án tối ưu để trình Chính phủ theo một trong các phương án.
Phương án 1, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế để có thể đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho dự trữ trong nước trong tháng 5 hay không? Trường hợp có thể đảm bảo thu mua đủ số lượng khẩu trang y tế theo nhiệm vụ được giao trong tháng 5, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Y tế trình Chính phủ cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu khẩu trang y tế mà không hạn chế số lượng, không bị ràng buộc về điều kiện xuất khẩu.
Phương án 2, trường hợp thực hiện theo phương án đã được Bộ Y tế đề xuất tại dự thảo Tờ trình báo cáo Chính phủ, Bộ Y tế có văn bản xác nhận số lượng khẩu trang y tế được phép xuất khẩu của từng doanh nghiệp làm cơ sở cho cơ quan Hải quan theo dõi khi thực hiện thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề nghị sửa một số nội dung tại dự thảo sửa đổi Nghị quyết số 20/NQ-CP. Đồng thời Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm nội dung trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được xuất khẩu khẩu trang y tế dưới hình thức quà biếu, quà tặng, (trường hợp cần hạn chế xuất khẩu thì Bộ Y tế quy định số lượng cụ thể).
Bên cạnh đó tại Thông báo số 155/TB-VPCP ngày 15/4/2020 của Văn phòng Chính phủ có nội dung: “Đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm cho nhu cầu trong nước (kể cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh…”, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn rõ các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch là các nước nào để làm cơ sở cho Bộ Tài chính triển khai thực hiện.
Theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế, năng lực sản xuất của 47 doanh nghiệp có thể lên đến 25,5 triệu chiếc/ngày nếu đủ nguyên liệu sản xuất.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao mua dự trữ 60 triệu chiếc khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đến nay Bộ Y tế đã ký hợp đồng mua 46 triệu chiếc (trong đó 23 triệu chiếc có thể cung cấp trong tháng 4/2020 và 12 triệu chiếc sẽ được cung cấp trong tháng 5/2020) và hiện còn 14 triệu chiếc chưa mua được theo kế hoạch được giao.
Theo: Haiquanonline
 
Bài viết khác
3 giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 01/04/2020 14:09 Theo Quyết định 431/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành mới đây, có 3 giải pháp quan trọng sẽ được triển khai. Chi tiết
Cách tính trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử 01/04/2020 13:57 Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 431/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến giải pháp về cách tính trị giá tính thuế. Chi tiết
Chỉ áp dụng kê biên, bán đấu giá hàng NK chưa hoàn thành thủ tục không thuộc danh mục cấm NK 23/03/2020 10:17 Đó là ý kiến của Tổng cục Hải quan đối với vướng mắc của một số cục hải quan tỉnh, thành phố về việc áp dụng chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá chưa hoàn thành thủ tục hải quan. Chi tiết
VIỆT NAM CÓ NHIỀU CƠ HỘI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐỐI TÁC 04/06/2015 14:53 Nhằm thông tin rộng rãi về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, ngày 3.6, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về nội dung này. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán 4 Hiệp định thương mại tự do gồm Hiệp định Việt Nam-EU, Việt Nam-Bốn nước Bắc Âu (EFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, hiệp định TPP và Việt Nam-EU là hai hiệp định sẽ có tác động kinh tế lớn. Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87