Cách tính trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 431/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến giải pháp về cách tính trị giá tính thuế.
 
Theo đó, để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển và đúng quy định về trị giá hải quan tại các văn bản hướng dẫn, nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua giao dịch thương mại điện tử được quy định cụ thể.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là: Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F).
Phương pháp xác định như sau: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là trị giá ghi trên hóa đơn điện tử hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế, phí vận tải quốc tế.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu như sau: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, bao gồm phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm quốc tế (nếu có).
Phương pháp xác định như sau: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên là trị giá ghi trên hóa đơn điện tử hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, bao gồm phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm quốc tế (nếu có).
Cũng theo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đối tượng áp dụng trong đề án bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch thương mại điện tử; Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử; Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, chủ sở hữu website thương mại điện tử bán hàng; Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử; doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan; Đại lý làm thủ tục hải quan; Các tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử.
Phạm vi điều chỉnh là các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng có thông tin về đơn hàng được gửi trước đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử.
Theo: Haiquanonline
Bài viết khác
Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng xuất khẩu thuốc phòng, chống Covid-19 17/04/2020 10:16 Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị về việc tạm dừng xuất khẩu thuốc phòng, chống Covid-19.
 
Chi tiết
Bộ Nông nghiệp sắp hoàn thành kế hoạch kết nối Cơ chế một cửa quốc gia 01/04/2020 14:03 9 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) quản lý dự kiến được kết nối chính thức trên Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) trong tháng 4 này. Chi tiết
Chính sách thuế đối với hàng sản xuất xuất khẩu 10/03/2020 08:49 Để tháo gỡ vướng mắc cho DN trong quá trình sản xuất XK, Tổng cục Hải quan đã chủ động giải đáp các vướng mắc liên quan đến chính sách thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất XK trên cơ sở các vướng mắc do DN nêu. Chi tiết
Chỉ thị 21/CT-TTg 24/07/2018 08:22

Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87