Kiểm hóa là gì? Hướng dẫn chi tiết về quy trình và cách chuẩn bị khi bị kiểm hóa
Kiểm hóa là kiểm tra thực tế hàng hóa trong lĩnh vực hải quan, nhiều người quan tâm trước khi hàng hóa thông quan xuất, nhập khẩu. Vậy kiểm hóa là gì? Cần lưu ý những vấn đề nào trong quá trình thực hiện công việc kiểm tra thực tế hàng hóa?. Để hiểu rõ quy trình kiểm hóa, tránh phát sinh chi phí, Logistics H-A sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới!
Khái niệm kiểm hóa là gì?
Kiểm hóa là quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa xuất, nhập khẩu do cơ quan hải quan thực hiện để xác minh tính chính xác của thông tin kê khai trên bộ hồ sơ xuất, nhập khẩu so sánh với thực tế của hàng hóa xuất, nhập khẩu mà doanh nghiệp đã khai báo. Việc kiểm hóa được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Tờ khai phân luồng đỏ: Đây là trường hợp mặc định của hệ thống quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan, hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Hải quan có thẩm quyền yêu cầu hàng hóa phải qua kiểm tra thực tế so sánh với hồ sơ đã khai báo của doanh nghiệp.
+ Cơ quan hải quan nghi ngờ thông tin hàng hóa: Nếu có dấu hiệu vi phạm, hải quan có thể yêu cầu kiểm hóa theo yêu cầu của bộ phận chuyên trách của cơ quan Hải quan.
+ Hàng hóa bắt buộc kiểm tra: Một số loại hàng hóa theo quy định không được miễn trừ kiểm tra thực tế.
+ Quyết định của cơ quan ban ngành: Trong một số giai đoạn các trường hợp đặc biệt, hàng hóa cũng có thể bị kiểm tra theo chỉ đạo.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị yêu cầu kiểm hóa?
Khi nhận được yêu cầu kiểm hóa từ hải quan, doanh nghiệp cần thực hiện ngay các bước sau để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và đúng quy định.
Bước 1: Nộp hồ sơ giấy cho cán bộ hải quan
Doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp các hồ sơ sau:
+ Tờ khai hải quan: Đảm bảo rằng thông tin khai báo đầy đủ, chính xác.
+ Packing list: Danh sách chi tiết về số lượng, loại hàng hóa, trọng lượng, kích thước.
+ Hóa đơn thương mại (Invoice): Thông tin về giá trị, nguồn gốc hàng hóa.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Xác định nguồn gốc hàng hóa. (Trong trường hợp hàng hóa là hàng nhập khẩu)
+ Giấy phép nhập khẩu: Các giấy tờ liên quan đến yêu cầu pháp lý cho sản phẩm nhập khẩu.
+ Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận chất lượng, giấy phép kiểm tra chất lượng...
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp cho cán bộ hải quan kiểm tra và phê duyệt trước khi chuyển giao cho bộ phận kiểm hóa.
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa cho kiểm tra thực tế
Khi có yêu cầu kiểm tra thực tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hàng hóa để quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Chẳng hạn như:
Đóng gói và sắp xếp hàng hóa hợp lý:
+ Với hàng xuất khẩu: đưa hàng hóa, container tới vị trí kiểm tra thực tế hàng hóa do cơ quan Hải quan quy định. Đảm bảo hàng hóa được đóng gói, sắp xếp theo yêu cầu để dễ dàng kiểm tra. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết như dao rọc giấy, kéo để việc kiểm tra diễn ra nhanh chóng.
+ Với hàng nhập khẩu: đưa hàng hóa, container tới vị trí kiểm tra thực tế hàng hóa do cơ quan Hải quan quy định.Chuẩn bị phương tiện, công nhân xếp dỡ, các dụng cụ cần thiết để bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa thuận tiện cho việc kiểm tra Hải quan.
Kiểm tra bằng máy soi
Quy trình kiểm tra bằng máy soi bao gồm các bước sau:
+ Đăng ký đưa hàng hóa đến trạm soi container của hải quan.
+ Quá trình kiểm tra qua máy soi diễn ra mà không cần cắt chì niêm phong.
+ Doanh nghiệp ký xác nhận hình ảnh soi chiếu và nộp lại cho hải quan. Nếu có nghi ngờ, hải quan có thể yêu cầu kiểm tra thủ công.
Kiểm hóa thủ công
Kiểm hóa thủ công yêu cầu mở container và kiểm tra chi tiết:
+ Xác nhận mã HS và đối chiếu với hàng hóa.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của tem mác và nhãn hiệu.
+ Đếm số lượng hàng hóa để đảm bảo khớp với tờ khai.
+ Kiểm tra hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng.
Kiểm tra thực tế hàng hóa Hải quan kiểm tra với các mức độ như sau: 5%, 10% và 100% toàn bộ hàng hóa. Nếu không phát hiện vi phạm hàng hóa sẽ được thông quan sau khi có kết quả kiểm tra. Nếu có sai sót, chủ hàng cần liên hệ với Chi cục Hải quan để giải quyết các vấn đề vi phạm theo pháp luật hiện hành. Lưu ý rằng khu vực kiểm hóa thường không có mái che, nên cần chú ý đến thời tiết và bố trí nhân sự, phương tiện phù hợp để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
5 lưu ý quan trọng khi kiểm hóa là gì?
Để đảm bảo quá trình kiểm hóa diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần lưu ý:
+ Chuẩn bị hàng hóa đúng yêu cầu của hải quan giúp tiết kiệm thời gian và tránh các trở ngại không cần thiết.
+ Nắm rõ thông tin về số lượng, loại bao bì và chi tiết hàng hóa để dễ dàng giải thích khi cần.
+ Chuẩn bị sẵn các dụng cụ hỗ trợ như chì niêm phong, dao cắt giấy, băng keo.
+ Tuân thủ quy định về tem nhãn để tránh phạt hành chính hoặc cấm nhập khẩu.
+ Phòng ngừa hư hại hàng hóa do thời tiết bằng cách chuẩn bị phương án bảo vệ.
Việc hiểu rõ khái niệm "kiểm hóa là gì" và quy trình kiểm hóa sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn khi thực hiện thủ tục này. Việc nắm vững các bước chuẩn bị và phối hợp với hải quan sẽ giúp quá trình kiểm hóa diễn ra thuận lợi, tránh được các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu bạn cần hỗ trợ về kiểm hóa hoặc thủ tục hải quan, hãy liên hệ ngay với Logistics H-A để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng!
Tìm hiểu thêm:
>>Hàng consol là gì? Co-loading, co-loader là gì?