Nhập rong biển từ Hàn Quốc về cần làm kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT không? Quy trình làm như thế nào và thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị là gì?
Nhập rong biển từ Hàn Quốc về cần làm kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT không? Quy trình làm như thế nào và thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị là gì? - Mặt hàng rong biển phải kiểm tra ATVSTP theo quyết định 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015, chứng từ để kiểm tra ATVSTP gồm các chứng từ cơ bản: Invoice, Bill of Lading, Công bố, các chứng từ khác của hàng (nếu có)
- Hiện tại có 3 đơn vị được ủy quyền kiểm tra ATVSTP gồm:
+ Viện y tế công cộng: 159 Hưng Phú, P8, Q8
+ Trung tâm đo lường CL3: 49 Pasteur, P. Nguyễn Thái Bình, Q1
+ Công ty giám định Vina Control: 80 Bà Huyện Thanh Quan, Q3
Ngoài ra mặt hàng rong biển còn phải kiểm dịch thực vật theo QĐ 2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 01/07/2015
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm:Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:
“Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra Nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý nghành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Mặt hàng “Rong biển” thuộc Danh mục hàng hóa Nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc tránh nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015.
Kiểm dịch thực vật:Mặt hàng “Rong biển” thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam ban hành kèm theotheo Quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29/06/2015 của Bộ NN&PTNT.
Thuế và mã HS – Thủ tục nhập khẩu Rong, tảoTheo danh mục hàng hoa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/QĐ-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài Chính;
- Theo chú giải HS nhóm 12.12 thì nhóm này bao gồm: “(A)Rong và tảo biển: Tất cả các loại rong, tảo biển ăn được hay không ăn được đều thuộc nhóm này, chúng có thể ở dạng tươi, ướp lạnh, ướp đường khô hoặc xay thành bột và dùng trong nhiều nhóm đích (ví dụ: dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn cho người, cho vật, phân bón).
- Nhóm này cũng bao gồm rong biển và bột tảo khác dùng làm thức ăn, là hỗn hợp hoặc không phải hỗn hợp của nhiều loại rong biển và tảo biển khác nhau.
- Nhóm này loại trừ
- Thạch và carrageenan (Nhóm 13.02).
- Chết tảo đơn bào (nhóm 21.02).
- Nuôi cấy vi sinh vật thuộc nhóm 30.02.
- Phân bón thuộc nhóm 31.01 hay 31.05…”
Trong đó phân nhóm 1212.21 bao gồm rong biển và các loại tảo khác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. mã số HA 1212.21.90 áp dụng đối với các loại rong biển và các loại tảo biển khác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người (trừ Eucheuma spp và Gracilaria lichoinedes).
Như vậy, nếu mặt hàng mà công ty bạn nhập khẩu không phải là Eucheuma spp và Gracilaria lichoinedes, là rong biển hoặc các loại tảo khác, dùng làm thức ăn cho người, phân vào mã HS 1212.21.90 là đúng quy định – Thủ tục nhập khẩu rong, tảo.