THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU ĐỒ GỖ -MỸ NGHỆ


Việt Nam là quốc gia nổi tiếng về xuất khẩu đồ gỗ. Trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước, đồ gỗ là một trong 10 nhóm hàng chủ lực. Theo báo cáo của Tổng cục hải quan, cho đến tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã tăng mạnh, đạt 7,327 tỷ USD, tăng tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành gỗ Việt Nam. Trong đấy, sản phẩm đồ gỗ - mỹ nghệ là dòng sản phẩm cao cấp theo luật định, đây là cũng là mặt hàng gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Theo dự báo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, khi kết thúc năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ đạt 12,5 tỷ USD. Đây không phải là dự báo suông khi số liệu mới nhất từ Tổng cục hải quan cho đến ngày 15/12 cho thấy kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã đạt 11,6 tỷ USD.

Trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành gỗ, rất nhiều doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ đang quan tâm đến lĩnh vực này. Bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam, việc tham gia vào thị trường này không phải đơn giản. Do là đặc thù sản phẩm lâm nghiệp với nhiều loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xa xỉ, việc xuất khẩu đồ gỗ yêu cầu quy trình thủ tục hải quan khá phức tạp. Trong bài viết dưới đây, quy trình thủ tục hải quan và các loại chứng từ cần thiết cho việc xuất khẩu đồ gỗ sẽ được liệt kê đầy đủ, bên cạnh đó là các văn bản pháp luật quan trọng với các doanh nghiệp làm việc trong ngành gỗ Việt Nam.

Điều cần biết về sản phẩm gỗ - mỹ nghệ:
 
Sản phẩm gỗ là loại sản phẩm có rất nhiều danh mục hàng hóa khác nhau, trong đó đồ gỗ - mỹ nghệ được tính vào danh mục hàng cao cấp và là loại mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng gỗ của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ chủ lực và chỉ có một tỉ trọng nhỏ hàng gỗ cao cấp thuộc nhóm hàng nội thất được nhập khẩu. Mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhóm mặt hàng đồ gỗ - mỹ nghệ với hàng nội thất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu. Ngoài mặt hàng gỗ mỹ nghệ, Việt Nam cũng xuất khẩu gỗ tự nhiên với dung tích lớn. Bên cạnh đó, một số lượng lớn sản phẩm gỗ - mỹ nghệ Việt Nam sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Cần lưu ý rằng, đồ gỗ là loại mặt hàng được kiểm soát xuất xứ chặt chẽ và quy trình kiểm định không đơn thuần chỉ là với thành phẩm, mà còn bao gồm cả việc kiểm tra loại gỗ và nguồn gốc xuất xứ. Cũng cần nói thêm, sản phẩm nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ được quy định rõ bởi pháp luật về loại gỗ nguyên liệu được sử dụng, với hai loại gỗ là gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo.
Ở thời điểm hiện tại (2020), đối với việc xuất – nhập khẩu hàng gỗ từ Việt Nam, rất nhiều quy định – thủ tục hải quan phức tạp trước kia đã được gỡ bỏ. Trong đó, mặt hàng đồ gỗ - mỹ nghệ là mặt hàng được tập trung gỡ bỏ vướng mắc pháp lý, đặc biệt là sau năm 2018, khi ngành gỗ bắt đẩu phát triển mạnh. Đây là chính sách quan trọng của Chính phủ nhằm kích thích xuất khẩu đối với ngành gỗ, vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý quy trình giấy tờ thủ tục đã trở nên chặt chẽ hơn với quy trình kiểm soát đồng bộ từ gỗ nguyên liệu. Cần lưu ý, việc kiểm định sản phẩm gỗ thuộc quyền hạn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
 
  1. Quy trình thủ tục – các loại giấy tờ cần thiết:
Về trước hết, đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ, doanh nghiệp sẽ cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam được ban hành ngày 1/9/2020:
Đối với việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu, theo điều 4 của Nghị định, quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu:
  • Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
  • Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro.
  • Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu.
Đối với gỗ xuất khẩu, quy định chung của pháp luật quy định tại Điều 8 của Nghị định, quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu, chính phủ yêu cầu gỗ xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
  • Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
  • Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
  • Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Về hồ sơ gỗ nhập khẩu, gỗ xuất khẩu được nêu tại Điều 7 và Điều 10 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Quy định cụ thể như sau:
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
Đối với gỗ nhập khẩu:
  • Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu;
  • Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu hoặc Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu hoặc Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu.
Đối với gỗ xuất khẩu:
  • Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu hoặc Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT hoặc Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Một điểm quan trọng mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần lưu ý, đó là Khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ban hành vào ngày 04/01/2012. Theo đó quy định các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có nguồn gốc gỗ tự nhiên ngoài hồ sơ hải quan cần phải trình thêm các hồ sơ lâm sản hợp pháp. Trong đó những trường hợp sau cần đặc biệt lưu ý:
Trong trường hợp mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước, những giấy tờ sau bắt buộc phải có:
  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ tài chính.
  • Bảng kê khai lâm sản được xác định của cơ quan kiểm lâm sở tại.
Trong trường hợp mua từ người nông dân:
  • Cần có bảng kê khai lâm sản được xác nhận của địa phương như: ủy ban nhân dân xã, phường.
Trong trường hợp nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài với đồ gỗ tự nhiên có nguồn gốc được nhập khẩu từ nước ngoài, sau khi sản xuất/gia công thành các mặt hàng như: bàn, ghế, tủ, vv, và được xuất khẩu những mặt hàng này, doanh nghiệp cần nộp:
  • Tờ khai khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
  • Chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ tự nhiên.
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ nhà máy.
  • Bảng kê khai lâm sản.
  • Hóa đơn thương mại (Invoice).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list).
  • Hợp đồng (contract).
  • Vận đơn (Bill of lading).
  • Chứng nhận hun trùng (Fumigation).
Đối với mặt hàng gỗ có nguồn gốc công nghiệp như: MCF và MDF, doanh nghiệp cần tuân thủ các điều khoản được quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC Cần lưu ý mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành.
Để làm thủ tục xuất khẩu gỗ công nghiệp, doanh nghiệp sẽ cần những loại chứng từ sau:
  • Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (hợp đồng)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Fumigation (chứng thư hun trùng)
  1. Các thông tư cần biết cho việc nhập khẩu đồ gỗ:
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP - ngày 1/9/2020 - Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP – Ngày 20/11/2013 – Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua sắm hàng hóa Quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC - ngày 25/03/2015 Quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành.
  • Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT – Ngày 04/01/2012 – Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
  • Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT – Ngày 12/02/2015 - Hướng dẫn thực hiện nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế và hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.
KH.
Bài viết khác
NHẬP MẶT ĐÁ (DÙNG CHO HÀNG NỘI THẤT GỖ) 27/06/2020 09:26 Công ty sản xuất hàng gỗ và bộ phận đồ nội thất bằng gỗ để xuất khẩu . Hiên tai bên nhập mặt hàng mặt đá (tự nhiên) về để dùng cho mặt bàn và mặt tủ hàng nội thất . tuy nhiên công ty không biết dùng mã HS code nào là phù hợp để khai báo tờ khai nhập khẩu . Kính mong quý cơ quan Hải Quan tư vấn dùm cho công ty chúng tôi ,để chúng tôi làm thủ tục nhập khẩu Chi tiết
Hỏi về lô máy nhập khẩu miễn thuế 08/04/2020 10:44 trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp đã phân rã máy để phục vụ mục đích khác nên không có xác máy để phục vụ cơ quan Hải quan kiểm tra lô máy nhập khẩu miễn thuế. Vậy Doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục gì để được hưởng miễn thuế theo quy định? Chi tiết
Hỏi về phế liệu thu được trong quá trình sản xuất 07/04/2020 13:30 Doanh nghiệp là doanh nghiệp cổ phần chuyên sản xuất hàng may mặc theo loại hình sản xuất xuất khẩu. Vậy phế liệu thu được trong quá trình sản xuất nằm trong tỷ lệ hao hụt khi làm thủ tục hải quan để tiêu hủy có được miễn thuế nhập khẩu không? Phế liệu thu được sau đó tiêu hủy bằng phương pháp đốt có phải nộp thuế nhập khẩu không? Chi tiết
Thủ tục xuất khẩu nhôm thỏi thực hiện như thế nào? 16/05/2019 15:49

Thủ tục xuất khẩu nhôm thỏi thực hiện như thế nào?

 
Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
(028) 22335566
          
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 093 123 9090
     
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
093 123 9090