Xuất trả Phế liệu, phế phẩm
Câu hỏi:
Công ty thực hiện hợp đồng gia công để sản xuất mặt hàng Da thuộc, kết thúc quá trình sản xuất chúng tôi có phần PHẾ LIỆU, PHẾ PHẨM LÀ DA VỤN (Da cắt tỉa) được loại ra và phải xuất trả phế liệu cho bên thuê gia công theo yêu cầu. Như vậy doanh nghiệp có phải chuyển mục đích sử dụng để đóng thuế nhập khẩu NPL nếu vượt quá hao hụt 3% không? và xuất khẩu theo loại hình nào?
Trả lời:
- Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
3. Thủ tục hải quan
b) Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Thủ tục xuất trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;”
- Căn cứ Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định.
“Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
1. Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:
a) Tái xuất để trả cho khách hàng;
b) Tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
b) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chụp;
c) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành)…”
- Căn cứ hướng dẫn sử dụng bảng mã loại hình VNACCS tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015:
Loại hình B13 – Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu
Sử dụng trong trường hợp: Hàng nhập khẩu của các loại hình phải trà lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; táỉ xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan); Hàng hóa là nguyên phụ liệu dư thừa của hợp đồng gia công xuất trả bên đặt gia công ở nước ngoài; Hàng hóa là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế xuất, máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài.
2./ Về chính sách thuế:
Căn cứ quy định tại khoản 49 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều số 71 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì phế liệu, phế phẩm thu đựợc trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa đựợc miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Do đó, khi tái xuất phế liệu, phế phẩm nêu trên công ty không phải nộp thuế nhập khẩu khi khai báo làm thủ tục.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.