Thực hiện dịch vụ công của hải quan qua Cổng dịch vụ công quốc gia thế nào?

Tổng cục Hải quan là một trong những đơn vị đi đầu trong kết nối dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Kế hoạch tiếp theo của cơ quan Hải quan như thế nào…?Báo Hải quan phỏng vấn ông Lê Đức Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) về các nội dung liên quan.
 
Ông Lê Đức Thành (ảnh), Phó cục trưởng cục công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan)
 
Vừa qua, những DVCTT nào của ngành Hải quan được kết nối lên Cổng dịch vụ công quốc gia? Vì sao ngành Hải quan lại lựa chọn kết nối những dịch vụ này trước, thưa ông?
Tổng cục Hải quan vừa kết nối 2 DVCTT là “hủy tờ khai hải quan” và “khai bổ sung tờ khai hải quan”.
Sở dĩ chọn 2 dịch vụ này kết nối đầu tiên vì đã được Tổng cục Hải quan cung cấp theo hình thức trực tuyến 24/7 trên phạm vi toàn quốc từ 1/3/2017.
Thứ hai, đây là những dịch vụ có nhiều người dân, doanh nghiệp thực hiện. Cụ thể, từ 1/3/2017 đến đầu tháng 3/2020 có tổng cộng gần 230 nghìn hồ sơ liên quan đến 2 DVCTT này được thực hiện. Trong đó, có 95.201 hồ sơ “hủy tờ khai hải quan” và 134.507 hồ sơ “khai bổ sung tờ khai hải quan”.
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả thực hiện, ngành Hải quan chọn kết nối nhưng DVCTT đã sẵn sàng về mặt công nghệ, có số lượng hồ sơ lớn, tác động nhiều đến cộng đồng doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ thao tác như thế nào với những DVCTT của ngành Hải quan trên Cổng dịch vụ công quốc gia, thưa ông?
Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo 5 bước, gồm: Bước 1, doanh nghiệp đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia; bước 2, chọn thủ tục nộp hồ sơ; bước 3, nộp hồ sơ; bước 4, tra cứu kết quả trạng thái hồ sơ vừa nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; bước 5, cơ quan Hải quan tiếp nhận, xử lý kết quả trên hệ thống.
Việc kết nối DVCTT của ngành Hải quan lên Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Về mặt bản chất, DVCTT luôn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện.
Thứ hai, giảm chi phí cho doanh nghiệp do không phải sử dụng hồ sơ giấy, giảm thời gian đi lại do không phải đến thực hiện trực tiếp tại cơ quan Hải quan.
Thứ ba, nâng cao tính công khai, minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính.
Đồng thời góp phần đẩy mạnh chủ trương thực hiện Chính phủ điện tử.
Việc kết nối DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia giúp người dân, doanh nghiệp có thêm phương án thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, ngoài việc thực hiện qua Hệ thống DVCTT công trực tuyến của ngành Hải quan như hiện nay.
Đặc biệt, việc tích hợp DVCTT của ngành Hải quan lên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ giúp người dân thực hiện được đồng thời nhiều thủ tục chỉ thông qua một đấu mối. Trong khi trước đây, doanh nghiệp thực hiện DVCTT của ngành Hải quan sẽ vào hệ thống của cơ quan Hải quan, sau đó muốn thực hiện tiếp DVCTT ở lĩnh vực khác lại phải đăng nhập vào từng hệ thống của cơ quan quản lý đó…
Có thể nói, việc kết nối DVCTT của ngành Hải quan và các bộ, ngành vào Cổng dịch vụ công quốc gia là tiền đề quan trọng để tập trung hóa thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước (qua phương thức điện tử). Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện đồng thời được nhiều thủ tục hành chính chỉ thông qua một đầu mối duy nhất.
Ngoài 2 DVCTT vừa kết nối, thời gian tới ngành Hải quan sẽ kết nối thêm dịch vụ nào vào Cổng dịch vụ công quốc gia, thưa ông?
Năm 2020, Tổng cục Hải quan đã đăng ký thực hiện kết nối thêm 60 DVCTT lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ví dụ như: “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển”, “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu”, “Thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất”…
Để thực hiện, Tổng cục Hải quan đã và đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ, doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở kế hoạch sẽ đánh giá cụ thể cơ sở đảm bảo để đáp ứng việc kết nối. Từ đó, báo cáo Bộ Tài chính có cơ chế hỗ trợ để từng bước kết nối tiếp các DVCTT theo đúng kế hoạch.
Xin cảm ơn ông!
Theo: Haiquanonline
Bài viết khác
Dừng xuất khẩu, tái xuất hàng hoá qua lối mở Co Sa (Lạng Sơn) 03/04/2020 10:41 Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, để đảm bảo công tác giám sát, quản lý hàng hoá XK, tái xuất được chặt chẽ, đơn vị đang đề xuất tạm dừng đăng ký tờ khai cho hàng hoá XK, tái xuất qua lối mở Co Sa thuộc cửa khẩu Chi Ma.
 
Chi tiết
Điểm mới trong quản lý máy móc đã qua sử dụng từ ngày 1/4 31/03/2020 09:52  Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Chi tiết
Những thay đổi từ khi triển khai một cửa quốc gia đường hàng không 30/03/2020 11:21 Theo kế hoạch, dự kiến từ ngày 15/5/2020, Hệ thống một cửa quốc gia và hệ thống quản lý giám sát tự động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ chính thức triển khai. Cục Hải quan Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tổng cục tích cực hoàn thiện hệ thống trong thời gian thí điểm và đã tạo sự thay đổi lớn trong công tác quản lý. Chi tiết
Mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ như thế nào? 17/03/2020 15:30 Theo mô hình mới tại Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng (KTCL), kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu được phân loại vào 5 quy trình kiểm tra khác nhau theo hướng đơn giản dần. Đề án này hiện đang được Tổng cục Hải quan lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp. Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87