THỦ TỤC NHẬP KHẨU GÁO DỪA TƯƠI (COCONUT SHELL)

Câu hỏi:
Công ty muốn nhập khẩu gáo dừa thô tươi (raw coconut shell) về làm nguyên liệu để sản xuất than không khói BBQ. 1/ Mặt hàng gáo dừa thô tươi có được phép nhập khẩu không? Nếu được phép thì thủ tục nhập khẩu có cần chú ý những gì? Có xin/ cung cấp giấy tờ gì đặc biệt không? 2/ Mã HS của gáo dừa ? 3/ Những văn bản pháp luật tham khảo khi nhập khẩu mặt hàng này? 4/ Nhập khẩu từ Nam Phi thì có quy định nào khác không?

Trả lời:

1. Về mã HS       

Công ty có thể tham khảo 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính; Biểu thuế XNK ban hành kèm Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ và đối chiếu với hàng hoá nhập khẩu, vật liệu cấu thành để xác định mã HS.

Do chưa có thông tin đầy đủ về vật liệu cấu thành, hàm lượng vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, tài liệu cataloge… của mặt hàng nhập khẩu nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác mã HS hàng hoá Công ty nêu.

Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó. Để có cơ sở xác định chính mã HS hàng hoá nhập khẩu, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

 2. Về chính sách mặt hàng

- Các loại hàng hoá thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm dịch thực vật theo mục 11; phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo mục 11 Phụ lục 1- Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, công ty đối chiếu thực tế hàng nhập khẩu, HS và Danh mục thuộc mục 11 Phụ lục 1 Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT để áp dụng chính sách hàng hoá cho phù hợp.

- Việc nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc thực vật từ các nước nhằm đảm bảo việc quản lý chuyên ngành và tuỳ mục đích sử dụng, công ty liên hệ cơ quan quản lý là Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có thông tin cụ thể

Bài viết khác
Hỏi về phế liệu nhựa? 07/04/2020 13:36 là Doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm từ nhựa, trong quá trình sản xuất, phế liệu phát sinh không thể quay vòng tái sử dụng. Doanh nghiệp đã bán vào nội địa dưới dạng phế liệu và khai báo thuế GTGT với cơ quan quản lý thuế. Mặc dù vậy theo hướng dẫn đối với công ty phế liệu hình thành từ cả nguyên vật liệu nhập khẩu và mua trong nước, doanh nghiệp phải phân bổ và tách giá bán phế liệu thành 2 phần; phần nhập khẩu thì khai báo Hải quan còn phần mua trong nước thì khai báo thuế.
Doanh nghiệp thắc mắc, với trường hợp khai báo thuế GTGT với cơ quan Hải quan thì đơn vị thu mua phế liệu có cần hóa đơn đỏ không?.
Chi tiết
Trường hợp nào hàng hóa phải kiểm tra thực tế? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào? 16/05/2019 13:26

Trường hợp nào hàng hóa phải kiểm tra thực tế? Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào?

 
Chi tiết
Người khai hải quan, người nộp thuế có các quyền và nghĩa vụ gì? 16/05/2019 10:19 Người khai hải quan, người nộp thuế có các quyền và nghĩa vụ gì? Chi tiết
Công văn số 1608/BCT-KHCN ngày 12/3/2019 của Bộ Công Thương 20/03/2019 09:18 Công văn số 1608/BCT-KHCN ngày 12/3/2019 của Bộ Công Thương về việc Thông báo phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87