→ 
 › 

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cấm đầu tư một số ngành tại Trung Quốc




Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/8 đã ký một sắc lệnh hành pháp cấm một số khoản đầu tư mới của quốc gia này vào Trung Quốc đối với các ngành công nghệ nhạy cảm như chip máy tính cùng các ngành khác.
 
Theo hãng tin Reuters, sắc lệnh này sẽ cho phép Bộ trưởng Tài chính Mỹ cấm hoặc hạn chế đầu tư của nước này vào các thực thể Trung Quốc trong 3 lĩnh vực bao gồm linh kiện bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo.
 
Thêm vào đó, lệnh cũng sẽ cấm một số giao dịch và yêu cầu các nhà đầu tư thông báo cho chính phủ về kế hoạch đối với những giao dịch khác.
 
Trước mắt, Bộ Tài chính Mỹ cho biết cơ quan này có khả năng sẽ miễn trừ “một số giao dịch nhất định, bao gồm cả những giao dịch có khả năng xảy ra trong các công cụ được giao dịch công khai và chuyển nội bộ công ty từ công ty mẹ ở Mỹ sang các công ty con”.
 
Cơ quan này cũng cho biết các quy định sẽ chỉ ảnh hưởng đến các khoản đầu tư trong tương lai chứ không phải các khoản hiện có. Nhìn chung, lệnh này nhằm mục đích ngăn chặn vốn và chuyên môn của Mỹ giúp Trung Quốc phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ hiện đại hóa quân đội và làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ.
 
Do đó, nó tập trung vào các khoản đầu tư vào các công ty Trung Quốc đang phát triển phần mềm để thiết kế chip máy tính và các công cụ để sản xuất chúng. Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan thống trị các lĩnh vực trên và chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng các giải pháp thay thế trong nước.
 
Để có thể đưa ra quyết định trên, Nhà Trắng trong một tuyên bố ngày 9/8 cho biết ông Biden đã tiến hành tham khảo ý kiến đồng minh cũng như tổng hợp phản hồi từ nhóm G7. Nó cũng đang được mở để lấy ý kiến đóng góp của công chúng. Nguồn tin của Reuters chia sẻ sắc lệnh này dự kiến sẽ được thực hiện vào năm tới, sau nhiều vòng lấy ý kiến công chúng, bao gồm cả thời gian lấy ý kiến ban đầu là 45 ngày.
 
Nếu được chính thức thông qua, động thái này có thể gây căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Về phía Mỹ, các quan chức nước này khẳng định các lệnh cấm nhằm giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia “nguy hiểm nhất” chứ không phải không chia cắt nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau một cách cao độ của hai nước.

Tuy nhiên, nó vấp phải sự phản đối của Trung Quốc. Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington bày tỏ sự “thất vọng” của mình khi cho biết Nhà Trắng đã không chú ý đến “việc Trung Quốc nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc”. Người phát ngôn khẳng định hiện có hơn 70.000 công ty Mỹ đang kinh doanh tại Trung Quốc và các hạn chế trên sẽ chỉ gây tổn hại cho cả doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ, từ đó cản trở sự hợp tác bình thường và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào Washington.
 
Trong khi đó, Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn trong cùng ngày 9/8 bày tỏ hy vọng sắc lệnh sẽ cho phép “các công ty chip của Mỹ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng và tiếp cận các thị trường toàn cầu quan trọng, bao gồm cả Trung Quốc”.

Người tổng hợp: Trần Khánh Hưng.

 
 
Bài viết khác
ĐIỆN GIÓ - HÀNH TRÌNH QUY NHƠN - VŨNG TÀU 27/10/2021 14:15 LOGISTICS H-A Offshore Marine Services đã tham gia thực hiện vai trò đại lý hàng hải cho lô hàng vận chuyển 12 cánh quạt điện gió từ cảng Quy Nhơn để di chuyển vào cảng Quốc Tế Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chi tiết
​THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ VÀ SỰ THIẾU HỤT CONTAINER RỖNG 28/12/2020 13:55
Thị trường vận tải quốc tế đã gặp tác động lớn với dịch Covid vừa qua. Sau khi giá cước vận tải biển tăng phi mã (từ tháng 5/2020), tình trạng thiếu hụt công ten nơ (container) đã xảy ra. Việc thiếu hụt container, đặc biệt là container rỗng, vốn là công cụ vận tải tối quan trọng cho vận tải quốc tế, đặc biệt là vận tải biển đã tác động mạnh đến thị trường toàn cầu, đẩy giá container tăng cao, đồng thời cũng tạo lý do quan trọng cho việc tăng giá cước vận tải của các hãng tàu. Trong bài viết sau đây, sự thiếu hụt container rỗng, tác động của nó lên thị trường vận tải biển cũng như việc các hãng tàu tăng giá cước, nguyên nhân và ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ được phân tích chi tiết theo một cách tinh gọn và dễ hiểu nhất.
Chi tiết
Điểm mới trong quản lý máy móc đã qua sử dụng từ ngày 1/4 31/03/2020 09:52  Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Chi tiết
VIỆT NAM CÓ NHIỀU CƠ HỘI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐỐI TÁC 04/06/2015 14:53 Nhằm thông tin rộng rãi về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, ngày 3.6, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về nội dung này. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán 4 Hiệp định thương mại tự do gồm Hiệp định Việt Nam-EU, Việt Nam-Bốn nước Bắc Âu (EFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó, hiệp định TPP và Việt Nam-EU là hai hiệp định sẽ có tác động kinh tế lớn. Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87