→ 
 › 
 › 

Enterprise

Câu hỏi:
Hiện tại công ty dự định mua phần mềm tính toán cho bộ phận khai phát mã HS CODE 85234999 - dùng cho đĩa CD để ghi và lưu dữ liệu và HS CODE 847180 là các bộ phận khác của máy xử lý dữ liệu trị giá 10.000 euro. Xin hướng dẫn giúp công ty phải bổ sung hồ sơ chứng từ gì để có thể nhập đươc máy này

Trả lời:

 1. Nhập khẩu phần mềm

- Căn cứ khoản 6 điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2018 của quy định:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

…6. Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan”.

- Căn cứ công văn số 1471/GSQL-GQ1 ngày 31/10/2016 của Tổng cục Hải quan thì : “Đối với phần mềm, hiện nay chưa có mã số trong danh mục HS và Danh mục biểu thuế; phần mềm trao đổi qua mạng internet, email không qua địa bàn giám sát của cơ quan hải quan, do vậy không  thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu qua mạng internet, email”.

Như vậy, đối với phần mềm công ty nhập khẩu không qua địa bàn giám sát hải quan thì không phải thực hiện thủ tục hải quan nhưng phải làm thủ tục và khai báo vật chứa đựng theo quy định.

- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 12 năm 2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

 1. Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác

...b) Sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác.“

- Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 12 năm 2014:

Điều 8. Tác phẩm điện ảnh, sản phẩm nghe nhìn

3. Đối với các sản phẩm nghe nhìn được chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu có nội dung vui chơi giải trí, trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trực tuyến và trò chơi điện tử quy định tại Điều 10) và nội dung văn hóa khác không phải là sản phẩm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trên cơ sở hồ sơ đề nghị nhập khẩu của Thương nhân.”

Như vậy, trường hợp công ty nhập khẩu phần mềm nếu không thuộc diện các sản phẩm nghe nhìn theo quy định trên thì không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu nhưng phải đảm bảo về nội dung theo quy định quản lý chuyên ngành.

  2. Nhập khẩu bộ phận của máy xử lý dữ liệu

- Các mặt hàng trên mới 100% không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện nên công ty có thể nhập khẩu như hàng hoá thông thuờng khác. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16 và điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính

Lưu ý công ty cần đối chiếu thực tế hàng hóa theo các mô tả chức năng mật mã tại PHỤ LỤC II-DANH MỤC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP theo Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ để thực hiện chính sách hàng hóa đúng quy định

Đề nghị Công ty tham khảo quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Bài viết khác
DECREE 155/2018 / ND-CP 27/05/2020 10:33 DECREE 155/2018 / ND-CP AMENDING REGULATIONS RELATED TO BUSINESS CONDITIONS OF INVESTMENT UNDER THE STATE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF HEALTH Chi tiết
​THÔNG BÁO 163/TB-VPCP 23/04/2020 13:50 THÔNG BÁO 163/TB-VPCP NĂM 2020 KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XUẤT KHẨU GẠO TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH VÀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN TẠI VĂN BẢN 2827/VPCP-KTTH; GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨU GẠO TRONG THỜI GIAN TỚI DO VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Chi tiết
How to import cosmetic products? 16/05/2019 15:21 How to import cosmetic products? Chi tiết
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 22/06/2018 13:58 Có thể nói dịch vụ vận tải đa phương thức ngày càng phát triển phổ biến và trở thành xu thế tất yếu bởi:
* Xu thế tiêu chuẩn hàng hóa về vận chuyển container, vận chuyển có sử dụng các tấm pallet
* Tận dụng ưu thế và quy mô và ưu điểm của các phương tiện vận tải
* Hiệu quả về chi phí khi kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau
 
Việc tối ưu các phương thức vận tải giúp tiết kiệm chi phí cho khâu vận chuyển, linh hoạt về thời gian cũng như tần suất vận chuyển, đồng thời đơn giản hóa việc quản lý với sự tham gia và chịu trách nhiệm của một tổ chức vận tải. Vận tải đa phương thức còn giảm bớt sự quá tải ở một số phương thức vận chuyển truyền thống hiện nay, hạn chế được một số phương tiện gây ô nhiễm đến môi trường bằng những phương tiện thân thiện hơn
Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
(028) 22335566
          
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 093 123 9090
     
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
093 123 9090