QUY TRÌNH THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU MÁY IN VÀ MỰC IN

 
Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển với nhu cầu cho sản phẩm in ấn ngày càng tăng cao. Trong khi nhu cầu từ thị trường cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm in ấn, đặc biệt là cho giáo dục và xuất bản và kinh doanh đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng sản phẩm máy in và mực in của các công ty làm việc trong lĩnh vực in ấn cũng đang cho thấy sự gia tăng. Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và lĩnh vực in ấn đang ngày càng quan tâm hơn đến việc nhập khẩu máy in và mực in về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. bên cạnh việc nhập khẩu sản phẩm dành cho in ấn, một số doanh nghiệp trong nước cũng đã tham gia vào thị trường sản xuất thiết bị in ấn và sản phẩm mực in. Những công ty trên bên cạnh nhu cầu phục vụ thị trường trong nước, có thể sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc xuất khẩu sản phẩm in ấn của mình ra thị trường quốc tế khi nền kinh tế phát triển mạnh hơn.

Hiện nay, quy trình thủ tục cho việc xuất - nhập khẩu sản phẩm trên không đơn giản. Do có đặc thù là sản phẩm công nghệ, sản phẩm máy in phải chịu sự kiểm soát của bộ thông tin và truyền thông cũng như nhiều quy định từ tổng cục hải quan. Trong khi đó, sản phẩm mực in lại không thuộc danh mục sản phẩm chuyên ngành và có quy trình thủ tục hải quan khá đơn giản. Trong bài viết dưới đây, quy trình thủ tục xuất - nhập khẩu cho sản phẩm trên sẽ được liệt kê đầy đủ bên cạnh những thông tin quan trọng về loại mặt hàng trên.
 
 
I. Điều cần biết về sản phẩm máy in và mực in:
 
Về trước hết. sản phẩm máy in thuộc danh mục sản phẩm công nghệ - thông tin, chịu sự quản lý của bộ thông tin và truyền thông. Để nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam, trước hết doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động trong ngành in hoặc kinh doanh thiết bị ngành in. Khi tiến hành nhập khẩu thiết bị, doanh nghiệp cần có giấy phép được cấp bởi bộ thông tin và truyền thông. Cần lưu ý, doanh nghiệp hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm.
Trong khi đó, mực in là sản phẩm không thuộc danh mục hàng hóa chuyên ngành, vì vậy việc nhập khẩu mặt hàng này khá đơn giản và không yêu cầu nhiều giấy phép.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, sản phẩm máy in và mực in chủ yếu được nhập khẩu qua đường chính ngạch. Một số lượng nhỏ doanh nghiệp trong nước hiện đang tiến hành sản xuất mực in hoặc có đăng ký ngành nghề kinh doanh sản xuất máy in. Tuy vậy, cần lưu ý, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn chủ yếu nhập khẩu máy in về Việt Nam. Trong khi đó sản phẩm mực in được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.
Cần lưu ý, nếu doanh nghiệp nhập khẩu máy in đã qua sử dụng cần đối chiếu Phụ lục số 01 (Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu) ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện.
 
II. Quy trình thủ tục cho việc xuất - nhập khẩu máy in và máy in (chủ yếu cho nhập khẩu):
 
Để nhập khẩu máy in về Việt Nam, trước hết danh nghiệp phái có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực in ấn. Tiếp theo đó, doanh nghiệp cần phải có giấy phép được cấp bởi bộ thông tin và truyền thông để có thể xuất hay nhập khẩu máy in, mực in.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 của Chính phủ quy định:
 
“Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in
 
1. Thiết bị in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in;
b) Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa);
c) Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in;
d) Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu”.
 
Doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu thiết bị in, đặc biệt là máy in cần lưu ý Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ban hành ngày 17/06/2015, trong đó mã HS của sản phẩm in ấn được quy định như sau:
 
“Điều 2. Hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm theo mã số HS
 
1. Hàng hóa trong lĩnh vực in:
Hàng hóa trong lĩnh vực in bao gồm: thiết bị, linh kiện, phụ tùng theo mô tả và mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông thuộc các nhóm:
a) 84.40;
b) 84.42;
c) 84.43”.
Riêng đối với sản phẩm mực in, doanh nghiệp có thể tham khảo trực tiếp Thông tư số 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20/04/2018. Về mã HS, sản phẩm có mã HS được quy định như sau:
Mã HS cho mực in doanh nghiệp có thể tham khảo nhóm 3215. Cụ thể, HS code cho mực in màu đen thuộc phân nhóm 321511. HS code cho mực in màu khác tham khảo 32151900.
Về việc nhập khẩu máy in, theo quy định pháp luật tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CPThông tư số 16/2015/TT-BTTTT, những sản phẩm máy in sau khi nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Xuất bản:
 
  • Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
  • Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
  • Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
 
Về thủ tục nhập khẩu máy in, doanh nghiệp trước hết cần thực hiện những điều sau đây: 
  • Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu máy in nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
 Những hồ sơ sau đây cần phải có khi đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu: 
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của Nghị định số 25/2018/NĐ-CP.
  • Catalogue của các thiết bị in.
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. 
Sau khi đã hoàn tất quy trình trình thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, việc tiến hành thủ tục thông quan có thể bắt đầu, cần lưu ý, bên cạnh giấy phép nhập khẩu, những giấy tờ sau cần phải có: 
  • Hợp đồng mua bán,
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),
  • Bản kê hàng hóa (Packing list),
  • Vận đơn (Bill of Lading),
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) v.v… 
Đối với việc nhập khẩu mực in, mặt hàng này không nằm trong danh mục hàng hóa chuyên ngành, vì vậy giấy tờ cho mặt hàng trên không có gì phức tạp, việc nhập khẩu mặt hàng này cần những giấy tờ sau:
 
•             Hợp đồng mua bán,
•             Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),
•             Bản kê hàng hóa (Packing list),
•             Vận đơn (Bill of Lading),
•             Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) v.v… 

III. Các văn bản pháp luật cần thiết: 
  • Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ban hành ngày 19/6/2014, quy định về hoạt động in ấn.
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ban hành ngày 20/11/2013, quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
  • Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/1/2006, quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
  • Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ban hành ngày 19/7/2014, hướng dẫn một số nội dung quy định tại nghị định số 12/2006/nđ-cp ngày 23/01/2006 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
  • Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ban hành ngày 29/10/2015, hướng dẫn một số điều của nghị định số 187/2013/nđ-cp ngày 20 tháng 11 năm 2013 của chính phủ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
  • Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT ban hành ngày 17/06/2015, quy định chi tiết thi hành nghị định số 187/2013/nđ-cp ngày 20 tháng 11 năm 2013 của chính phủ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm.
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20/04/2018, sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 38/2015/tt-btc ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
 
Bài viết khác
Thuế bảo vệ môi trường 10/10/2020 09:50 Chúng tôi nhập khẩu túi nilon loại hình A12 về đóng gói sản phẩm modul tivi. Sau đó xuất sản phẩm theo loại hình E62 ra nước ngoài Vậy công ty có được hoàn thuế bảo vệ môi trường không? và thủ tục, hồ sơ như thế nào? Chi tiết
Thủ tục xuất bù nguyên liệu phụ kiện 30/05/2020 10:34 Doanh nghiệp đang sản xuất đồ nội thất xuất đi USA. Khách hàng USA có yêu cầu xuất bù một số nguyên liệu phụ kiện bị hư thay thế như: motor, dây điện, khung sắt nâng hạ được. etc. 1/ Nếu Nguồn nguyên liệu phụ kiện nhập là E31, vậy doanh nghiệp có được tái xuất B13 thu tiền khách hàng USA cho nguyên liệu phụ kiện này được không? 2/ Nếu không làm được ở phương án 1/ thì doanh nghiệp phải thực hiện như thế nào? Chi tiết
Công văn số 755/TCHQ-GSQL 13/05/2020 08:54 Công văn số 755/TCHQ-GSQL ngày 11/02/2020 của Tổng cục Hải quan v/v Kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp và thru tục hải quan Chi tiết
THÔNG TƯ 11/2016/TT-BGTVT 21/04/2020 15:41 THÔNG TƯ 11/2016/TT-BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN CAO TỐC, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRANG BỊ AN TOÀN TÀU BIỂN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KIỂM TRA VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ GỖ DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
(028) 22335566
          
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 093 123 9090
     
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
093 123 9090