Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện báo cáo quyết toán như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây trong việc thực hiện báo cáo quyết toán:

1. Nộp báo cáo quyết toán

a) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này.

b) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:

Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này.

c) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a, b nêu trêntương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.

2. Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

3. Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng.

4. Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm.

5. Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Bài viết khác
QUY TRÌNH THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU MÁY IN VÀ MỰC IN 29/03/2021 14:20 Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển với nhu cầu cho sản phẩm in ấn ngày càng tăng cao. Trong khi nhu cầu từ thị trường cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm in ấn, đặc biệt là cho giáo dục và xuất bản và kinh doanh đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng sản phẩm máy in và mực in của các công ty làm việc trong lĩnh vực in ấn cũng đang cho thấy sự gia tăng. Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và lĩnh vực in ấn đang ngày càng quan tâm hơn đến việc nhập khẩu máy in và mực in về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. bên cạnh việc nhập khẩu sản phẩm dành cho in ấn, một số doanh nghiệp trong nước cũng đã tham gia vào thị trường sản xuất thiết bị in ấn và sản phẩm mực in. Những công ty trên bên cạnh nhu cầu phục vụ thị trường trong nước, có thể sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc xuất khẩu sản phẩm in ấn của mình ra thị trường quốc tế khi nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Chi tiết
THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU ĐỒ GỖ -MỸ NGHỆ 07/01/2021 10:03 Việt Nam là quốc gia nổi tiếng về xuất khẩu đồ gỗ. Trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước, đồ gỗ là một trong 10 nhóm hàng chủ lực. Theo báo cáo của Tổng cục hải quan, cho đến tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã tăng mạnh, đạt 7,327 tỷ USD, tăng tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành gỗ Việt Nam. Trong đấy, sản phẩm đồ gỗ - mỹ nghệ là dòng sản phẩm cao cấp theo luật định, đây là cũng là mặt hàng gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Theo dự báo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, khi kết thúc năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ đạt 12,5 tỷ USD. Đây không phải là dự báo suông khi số liệu mới nhất từ Tổng cục hải quan cho đến ngày 15/12 cho thấy kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã đạt 11,6 tỷ USD. Chi tiết
Quyết định số 940/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương 06/05/2019 14:10 v/v Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi bằng gỗ hoặc các loại vật liệu có chất gỗ khác có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và Malaysia Chi tiết
Công văn số 1608/BCT-KHCN ngày 12/3/2019 của Bộ Công Thương 20/03/2019 09:18 Công văn số 1608/BCT-KHCN ngày 12/3/2019 của Bộ Công Thương về việc Thông báo phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87