THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT HỘP

Xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi kinh tế nhanh chóng. Thu nhập đầu người tăng cùng khả năng chi trả cá nhân tăng cao đang kích thích nhu cầu chi tiêu của một bộ phận lớn khách hàng, đặc biệt là cho thực phẩm. Sự chuyển biến nhanh chóng của xã hội Việt Nam theo tư duy văn minh đô thị đang khiến khách hàng tìm đến những loại thực phẩm tinh gọn, chất lượng cao, dễ sử dụng với an toàn thực phẩm tuyệt đối. Sau khi dịch Covid xảy ra, nhu cầu của khách hàng cho một loại sản phẩm tinh gọn, sạch và có khả năng tích trữ, sử dụng lâu dài lại càng tăng cao. Trong bối cảnh đấy, thực phẩm đóng hộp, mà tiêu biểu nhất là thịt hộp, loại thực phẩm tiện ích quan trọng của thế giới hiện đại đang ngày càng được ưa chuộng.

Nắm bắt tình hình thị trường, nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu đang rất hào hứng tham gia thị trường thịt hộp, đặc biệt là nhập khẩu thịt hộp cho thị trường trong nước. Tuy vậy, bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thịt hộp, các doanh nghiệp nhập khẩu muốn tham gia vào lĩnh vực này cần phải đặc biệt để ý đến pháp lý và quy trình thủ tục yêu cầu cho việc nhập khẩu loại mặt hàng này. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua những điểm chính yếu và quy trình thủ tục cần thiết cho việc nhập khẩu thịt hộp.

Thịt hộp nhập khẩu (Ảnh Internet)
 
  1. Điều cần biết về sản phẩm thịt hộp nhập khẩu về Việt Nam:
Thịt hộp là loại mặt hàng không xa lạ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam và trong một thời gian dài đã là loại thực phẩm chế biến sẵn có mức tiêu thụ cao nhất trên thị trường nội địa. Hiện tại, loại mặt hàng này đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn của người dân tăng cao, đặc biệt là với sản phẩm thịt hộp.
Để nhập khẩu loại mặt hàng này tại Việt Nam trên thực tế, quy trình không quá phức tạp. Trước hết, thịt hộp là loại hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý của Bộ Y tế.  Để nhập khẩu loại hàng hóa này, doanh nghiệp không cần xin Giấy phép nhập khẩu hàng hóa mà chỉ cần thực hiện thủ tục “Tự công bố sản phẩm”. Tuy vậy, do là mặt hàng thực phẩm chế biến từ động vật trên cạn, loại mặt hàng này phải trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt bao gồm việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm quy định tại Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 5/3/2007 (Bộ y tế). Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của chính phủ. Vì là sản phẩm động vật trên cạn, daonh nghiệp cũng cần xem xét Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cần lưu ý rằng, các loại thịt khác nhau sẽ có những quy định khác nhau, bởi vậy doanh nghiệp nhập khẩu cần đặc biệt để ý đến loại sản phẩm thịt mà mình nhập.
 
  1. Quy trình thủ tục – các loại giấy tờ cần có:
Về trước hết, để nhập khẩu sản phẩm thịt hộp về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu cần thực hiện thủ tục “Tự công bố sản phẩm”. Quy trình trên bao gồm những giấy tờ sau:
  •  Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành
Việc kiểm nghiệm an toàn thực phẩm có thể được thực hiện tại Ban quản lý an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chỉ Minh là cơ sở tin cậy mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể sử dụng.
Đối với mặt hàng thịt hộp nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện kiểm tra thông thường, những loại giấy tờ sau là bắt buộc đối với quy trình trên:
  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
  • Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
Trong trường hợp cần khai báo kiểm dịch, doanh nghiệp cần lưu ý đến những loại giấy tờ sau:
  • Đơn khai báo kiểm dịch
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định của Luật Thú y.
Giấy tờ cần cho thủ tục hải quan:
  • Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
 
  1. Các thông tư cần lưu ý khi nhập khẩu thịt hộp:
  • Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 5/3/2007 (Bộ y tế) - kiểm tra vệ sinh (thịt hộp, cá hộp).
  • Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) - kiểm dịch.
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 (Chính phủ) - kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu
  • Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 (Bộ NNPTNT) - Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương;
  • Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuy sản;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối vớỉ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/8/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
 
Trên đây là những nội dung chính mà doanh nghiệp cần lưu ý khi nhập khẩu thịt hộp về Việt Nam, cần lưu ý rằng đây là lĩnh vực có rất nhiều danh mục hàng hóa và chịu sự kiểm dịch trực tiếp của Bộ y tế - ban quản lý an toàn thực phẩm, bởi vậy sẽ có những điều khoản chi tiết cho nhập khẩu mà doanh nghiệp cần thực hiện. Quy trình trên sẽ yêu cầu doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp có chuyên môn cao trong lĩnh vực logistics để quy trình được thông suốt nhất.
Cảm ơn độc giả đã đọc, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích nhất đến người đọc. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, độc giả có thể liên hệ trực tiếp Công ty Logistics H-A hoặc tìm hiểu thông tin từ ban quản lý an toàn thực phẩm Hồ Chí Minh cũng như cổng thông tin điện tử của bộ y tế và tổng cục hải quan.
 
KH.
 
Bài viết khác
Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động thực hiện như thế nào? 16/05/2019 15:38

Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động thực hiện như thế nào?

 
Chi tiết
Thủ tục nhập khẩu máy X – Quang di động dùng trong thú y như thế nào? 16/05/2019 15:11

Thủ tục nhập khẩu máy X – Quang di động dùng trong thú y như thế nào?

 
Chi tiết
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của doanh nghiệp ưu tiên thì việc đưa hàng hóa về bảo quản thực hiện như thế nào? 16/05/2019 13:30

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của doanh nghiệp ưu tiên thì việc đưa hàng hóa về bảo quản thực hiện như thế nào?

 
Chi tiết
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm những chứng từ gì? 16/05/2019 13:23

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm những chứng từ gì?

 
Chi tiết
Phòng 01, Tầng trệt, Tòa Nhà Flora, Số 59 Đường 19, Khu Phố 2, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
 
 0988 6666 87        
 info@logisticsh-a.com                        Hotline: 
 
      
(028) 22335566
 
Hotline
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ
0988 6666 87